Nhớ thảo nguyên Mộc Châu 62 năm trước
Nhà văn Chu Lai viết về Thảo nguyên Mộc Châu: Trước khi được khai phá, Thảo Nguyên Mộc Châu bạt ngàn cỏ tranh, lau lách. Năm 1957, Đại tướng Võ Nguyên Giáp lên thăm trung đoàn 280, Sư đoàn 335, Đại tướng đã cưỡi ngựa vào Bản Hoa, Ba Lay. từ đây Người cắm mốc, đánh dấu quy hoạch đất sản xuất cho Trung đoàn 280.

Vào ngày 08/04/1958, cán bộ chiến sĩ Trung đoàn 280 Sư đoàn 335, Trung đoàn 83 Quân tình nguyện Việt Nam, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quốc tế trên chiến trường Lào, đã làm lễ hạ sao, nhận nhiệm vụ xây dựng Mộc Châu thành vùng giàu về kinh tế, mạnh về chính trị và vững về quốc phòng.
Trung đoàn mở đợt công phá đầu tiên vào mặt trận sản xuất và cũng là Ngày thành lập Nông trường Mộc Châu. Thời kỳ đó, Trung đoàn có 11 đơn vị sản xuất với gần 1.700 cán bộ, chiến sỹ ở 36 tỉnh, thành trong cả nước.
Những người chiến sỹ hầu hết chưa có kinh nghiệm sản xuất ở vùng núi cao nguyên, khí hậu thời tiết khắc nghiệt địa hình phức tạp, phương hướng phát triển kinh tế chưa được xác định rõ ràng, nhân dân địa phương lại ở xa nơi đóng quân bắt tay khai hoang, mở rộng diện tích. Nhà ở, nhà làm việc, căng tin, xưởng sửa chữa ô tô, kho tàng, chuồng gia súc…lần lượt được dựng lên.
Năm 1958, 10 con bò sữa đầu tiên được nuôi và lựa chọn là ngành kinh tế chủ lực.Sau đó, hàng ngàn héc ta đất được khai phá… Những cây chè đầu tiên cũng được trồng thực nghiệm. Đến năm 1960, cùng với sự phát triển của các lĩnh vực nông nghiệp khác của vùng, đàn bò sữa cũng đã tăng lên đến 2.000 con.
Sữa Mộc Châu trở thành thương hiệu được yêu mến, Hoa hậu bò sữa Mộc Châu là cuộc thi duy nhất tại Việt Nam được tổ chức
Hơn nửa thế kỷ khai phá, mở mang phát triển kinh tế qua mô hình nông trường quốc doanh, đến nay Mộc Châu đã hình thành các vùng chuyên canh 1.900 ha chè, 7.000 ha đồng cỏ chăn nuôi gần 30.000 bò sữa, 221 ha cây nông nghiệp công nghệ cao, hàng nghìn héc-ta cây ăn quả, hoa và phát triển du lịch.
Cao nguyên Mộc Châu một thuở hoang vu, nay đã trở thành một thị trấn sầm uất, khu nông nghiệp - công nghiệp sản xuất đa dạng, kinh doanh đa ngành trên một địa bàn được đánh giá là năng động bậc nhất ở khu vực các tỉnh miền núi phía bắc.
Du lịch tuy là ngành kinh tế mới xuất hiện, nhưng cũng đang trở thành điểm nhấn nổi bật của cao nguyên Mộc Châu. Năm 2014 đánh dấu mốc quan trọng với ngành du lịch Mộc Châu khi được Chính phủ phê duyệt quy hoạch là khu du lịch quốc gia. Với nhiều di tích, danh thắng đẹp và độc đáo, khí hậu trong lành, bản sắc văn hóa phong phú, Khu du lịch quốc gia Mộc Châu có nhiều tiềm năng to lớn trong việc phát triển, thu hút khách du lịch trong nước cũng như quốc tế, đem lại doanh thu và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Quyết định số 128/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Mộc Châu, tỉnh Sơn La đến năm 2030 đạt mục tiêu:
- Khách du lịch Mộc Châu: Đến năm 2020 đạt khoảng 1.650.000 lượt khách; đến năm 2030 đạt khoảng 5.000.000 lượt khách.
- Quy mô cơ sở lưu trú: Đến năm 2020 có nhu cầu khoảng 6.200 phòng; đến năm 2030 có nhu cầu khoảng 20.000 phòng.
Với truyền thống hơn 60 năm xây dựng và trưởng thành, cũng những nỗ lực của của Đảng bộ và sự chung tay nhân dân các dân tộcm, nhiệm vụ xây dựng cao nguyên Mộc Châu thành vùng giàu về kinh tế, mạnh về chính trị và trở thành viên ngọc xanh giữa trời Tây Bắc chắc chắn thắng lợi.
Thành Đạo (tổng hợp)
Trung đoàn mở đợt công phá đầu tiên vào mặt trận sản xuất và cũng là Ngày thành lập Nông trường Mộc Châu. Thời kỳ đó, Trung đoàn có 11 đơn vị sản xuất với gần 1.700 cán bộ, chiến sỹ ở 36 tỉnh, thành trong cả nước.
Những người chiến sỹ hầu hết chưa có kinh nghiệm sản xuất ở vùng núi cao nguyên, khí hậu thời tiết khắc nghiệt địa hình phức tạp, phương hướng phát triển kinh tế chưa được xác định rõ ràng, nhân dân địa phương lại ở xa nơi đóng quân bắt tay khai hoang, mở rộng diện tích. Nhà ở, nhà làm việc, căng tin, xưởng sửa chữa ô tô, kho tàng, chuồng gia súc…lần lượt được dựng lên.

Năm 1958, 10 con bò sữa đầu tiên được nuôi và lựa chọn là ngành kinh tế chủ lực.Sau đó, hàng ngàn héc ta đất được khai phá… Những cây chè đầu tiên cũng được trồng thực nghiệm. Đến năm 1960, cùng với sự phát triển của các lĩnh vực nông nghiệp khác của vùng, đàn bò sữa cũng đã tăng lên đến 2.000 con.

Hơn nửa thế kỷ khai phá, mở mang phát triển kinh tế qua mô hình nông trường quốc doanh, đến nay Mộc Châu đã hình thành các vùng chuyên canh 1.900 ha chè, 7.000 ha đồng cỏ chăn nuôi gần 30.000 bò sữa, 221 ha cây nông nghiệp công nghệ cao, hàng nghìn héc-ta cây ăn quả, hoa và phát triển du lịch.

Cao nguyên Mộc Châu một thuở hoang vu, nay đã trở thành một thị trấn sầm uất, khu nông nghiệp - công nghiệp sản xuất đa dạng, kinh doanh đa ngành trên một địa bàn được đánh giá là năng động bậc nhất ở khu vực các tỉnh miền núi phía bắc.
Du lịch tuy là ngành kinh tế mới xuất hiện, nhưng cũng đang trở thành điểm nhấn nổi bật của cao nguyên Mộc Châu. Năm 2014 đánh dấu mốc quan trọng với ngành du lịch Mộc Châu khi được Chính phủ phê duyệt quy hoạch là khu du lịch quốc gia. Với nhiều di tích, danh thắng đẹp và độc đáo, khí hậu trong lành, bản sắc văn hóa phong phú, Khu du lịch quốc gia Mộc Châu có nhiều tiềm năng to lớn trong việc phát triển, thu hút khách du lịch trong nước cũng như quốc tế, đem lại doanh thu và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Du lịch Mộc Châu đang dần trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn
Quyết định số 128/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Mộc Châu, tỉnh Sơn La đến năm 2030 đạt mục tiêu:
- Khách du lịch Mộc Châu: Đến năm 2020 đạt khoảng 1.650.000 lượt khách; đến năm 2030 đạt khoảng 5.000.000 lượt khách.
- Quy mô cơ sở lưu trú: Đến năm 2020 có nhu cầu khoảng 6.200 phòng; đến năm 2030 có nhu cầu khoảng 20.000 phòng.
Với truyền thống hơn 60 năm xây dựng và trưởng thành, cũng những nỗ lực của của Đảng bộ và sự chung tay nhân dân các dân tộcm, nhiệm vụ xây dựng cao nguyên Mộc Châu thành vùng giàu về kinh tế, mạnh về chính trị và trở thành viên ngọc xanh giữa trời Tây Bắc chắc chắn thắng lợi.
Thành Đạo (tổng hợp)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn